Xử lý thế nào khi người bán giao thiếu hàng? Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng để tránh giao hàng thiếu được quy định ra sao? Quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng?
Hãy cùng Luật Trường Minh Ngọc tìm hiểu về vấn đề này như sau:
Xử lý thế nào khi người bán giao thiếu hàng?
Căn cứ Điều 41 Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2017, 2019 (sau đây gọi tắt là Luật Thương mại năm 2005) có quy định về cách khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng.
, nếu hai bên không thoả thuận về thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước thời hạn theo thỏa thuận nhưng giao hàng thiếu số lượng thì bên bán có thể tiếp tục giao số lượng hàng hóa còn thiếu cho bên mua trong thời hạn còn lại. Nếu việc giao hàng thiếu bổ sung làm phát sinh chi phí cho bên mua thì bên bán có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí này.
- Khi bên bán thực hiện việc khắc phục giao hàng thiếu mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí khắc phục giao hàng thiếu đó.
Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng để tránh giao hàng thiếu được quy định ra sao?
Việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng phải tuân theo quy định tại Điều 44 Luật Thương mại năm 2005, cụ thể:
- Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra (Khoản 1 Điều 44 Luật Thương mại năm 2005).
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Thương mại năm 2005 phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
- Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
- Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng?
Tại Điều 297 Luật Thương mại năm 2005 có quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng như sau:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
- Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm (Khoản 2 Điều 297 Luật Thương mại năm 2005).
- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 297 Luật Thương mại năm 2005 thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
- Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 297 Luật Thương mại năm 2005.
- Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật Thương mại năm 2005.
Dịch vụ Luật sư Dân sự của Luật Trường Minh Ngọc
>>> Xem thêm: Mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Luật Thương mại hiện hành và những điều cần biết
>>> Xem thêm: Các vấn đề liên quan đến thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trên đây là những chia sẻ của Luật Trường Minh Ngọc về vấn đề “Xử lý thế nào khi người bán giao thiếu hàng?”. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không phải là ý kiến tư vấn để giải quyết một vụ việc cụ thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ cho chúng tôi:
Liên hệ qua Hotline:
- Hotline 1: 093 694 1658 (zalo)
- Hotline 2: 0939 593 486 (zalo)
Liên hệ qua Facebook: Luật Trường Minh Ngọc - Luật sư của bạn
Liên hệ trực tiếp tại văn phòng: Tầng 3, 68 – 70 Hoàng Diệu, Phường 13, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh
Liên hệ qua email: infotruongminhngoc@gmail.com
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: infotruongminhngoc@gmail.com